HDSD, cài đặt loa IP & phần mềm PA Sytem TONMIND

He-thong-am-thanh-thong-bao-IP-Audio-Tonmind

Hệ thống âm thanh thông báo IP Audio cung cấp giải pháp phổ biến thông tin và giải trí cho đại chúng trên nền tảng mạng IP (LAN/WAN). Hoạt động trên qua mạng IP cho phép hệ thống âm thanh IP Audio linh hoạt hơn, bao gồm phân nhóm các vùng PA mà không bị giới hạn số nhóm hoặc số vùng trong một nhóm, phát nhạc nền đến một số vùng PA đã chọn, đồng thời đưa ra thông báo âm thanh đến các vùng riêng lẻ hoặc được chọn khác cùng một lúc. Hệ thống âm thanh IP Audio rất đơn giản, chỉ bao gồm (1). Loa IP và (2) Phần mềm quản lý âm thanh PA System.

Contents

1. Hướng dẫn sử dụng LOA âm thanh thông báo IP Audio Tonmind Series (SIP-S01, SIP-S01M, SIP-S11, SIP-S11T, SIP-S12, SIP-S21, SIP-S21T, SIP-S22, SIP-S22T, SIP-S31)

Các dòng IP Speakers của Tonmind sử dụng chung 1 giao diện Web-base được thiết kế đơn giản thân thiện dễ sử dụng và cấu hình giúp người dùng dễ quản lý và chỉnh sửa thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

Loa IP Tondmind có thể chạy độc lập hoặc kết hợp với phần mềm quản lý của hãng như Audio Manager , PA System Lite , PA System Pro và các dòng IPX khác để nhằm phục vụ các mục đích khác nhau của người sử dụng.

Bước 4 : Thực hiện cấu hình độc lập cho từng thiết bị hoặc cấu hình kết nối với PA , IPX..

Bước 1 : Cấp nguồn cho thiết bị Loa IP ( Đèn báo cạnh đầu Jack RJ45 sáng led xanh lá )

Bước 2 : config IP PC cùng với dải IP 192.168.5.xxx

Bước 3 : Mở trình duyệt  theo địa chỉ IP tĩnh mặc định : http://192.168.5.200/. Sau đó nhập thông tin truy cập Account: admin / Password : tm1234 ( Quick Start Guide )

Basic :

  • Để thay đổi địa chỉ IP tĩnh cho loa IP hay chuyển sang chế độ DHCP ( Save để thay đổi cài đặt ).
  • Thay đổi ngày giờ , Múi giờ thời gian ( Save để thay đổi cài đặt ).

ONVIF :

  • tăng khả năng tương thích với các dòng IPX hay các thiết bị ONVIF khác.

SIP Account:

  • Đáp ứng việc kết nối SIP với PA hay IPX như 1 Extensions.

Account : Số acount ( 1 hoặc 2 ) –  tình trạng đăng ký
UserName : Tên đăng ký loa
Auth ID : Acount xác thực loa ( number )
Password : Mật khẩu acount sip đăng ký
Display Name : Như Auth ID
Sever Host : địa chỉ IP của IPX hay PA System
Sever Port : Cổng UDP truyền tín hiệu Voice ( phổ thông : 5060 )
Expire Time : thời gian trễ để loa IP tự gửi gói tin đăng ký phản hồi lại PA hay IPX nhằm đảm bảo kết nối k bị gián đoạn
Ringing Tone : âm báo của loa khi có cuộc gọi tới ( thay đổi trong mục Media File )
Auto Answer : Tự động trả lời ngay hoặc có 1 khoảng thời gian trễ
Incoming Notify & Incoming Notify : chèn 1 lệnh API dạng URL để phát file thông báo hay phát nhạc ngắn với khoảng thời gian tùy chỉnh. ( xem API URL mục Alarm click Play URL Enable )
( Save để thay đổi cài đặt ).

Audio :

  • Codec : các chuẩn voice cơ bản
  • Speaker : Điều chỉnh volume của Loa IP ( Save để thay đổi cài đặt ).
  • Mic : Hầu hết các dòng IP Speaker k có Mic nên bỏ qua.

Media File :

  • Ngoài các âm báo cơ bản được thiết lập người dùng có 3836KB free để chèn thêm các file âm thanh ngắn mp3, wav ngắn tùy ý phục vụ các thông báo khác nhau. ) choose File và chọn mũi tên để upload.

Alarm : 

  • sử dụng với SIP Paging Adapter để kết hợp với các thiết bị báo cháy cảnh báo cháy nổ.

Schedule :

Mỗi chiếc loa có thể cài đặt độc lập lên lịch 10 lần riêng biệt với các thông báo âm thanh khác nhau, múi giờ khác nhau, thời gian khác nhau , lặp lại mỗi ngày hay các ngày khác nhau, lặp lại tùy chỉnh ,thời gian phát tùy chỉnh.

RTP Multicast :

  • Kết hợp với Audio Manager để phát nhạc qua các loa  với các dải RTP được thiết lập.

Firewall :

  • Chặn hay mở các dải UDP để phục vụ việc kết nối của Loa IP với các thiết bị khác.

System : 

  • Để thay đổi user name và password ( Save để thay đổi cài đặt ).
  • Update Firmware , Reset hay Reboot thiết bị.

4. Cấu hình phần mềm quản lý âm thanh IP Audio PA Sytem Lite

Download phần mềm tại website của hãng tại đây 

  • Bước 1 : Cài đặt phần mềm với bản dùng thử 30Day ( Cần mua linsence để kích hoạt phần mềm vĩnh viễn )

Note : lisence cần được cài đặt lại nếu cài lại HĐH hay sử dụng thiết bị quản lý mới. 

  • Bước 2 : Mở phần mềm lên và tiến hành thiết lập

Options :

  • Thay đổi IP / Subnet , Sever Port , cũng như các chuẩn voice… của PA tương ứng với thiết bị cài đặt ( Nên để IP tĩnh ) để làm Sever Host cho các thiết bị Loa IP cũng như các thiết bị voice khác làm máy chủ trung tâm kết nối.
  • Điều chỉnh ngôn ngữ phù hợp và kích hoạt chạy các API URL muốn thiết lập ( tương tự với API URL từng loa IP )
  • Kích hoạt license cho PA System.

Devices :

  • Thêm xóa sửa các Extensions SIP (Devices) gồm Number ( đầu số để gọi ) ; Tên thiết bị ; Mật khẩu để đưa vào các Zone quản lý.

Save Configure : Lưu lại các thay đổi sau khi đã thiết lập PA System.

All Zone : Mỗi phân vùng được tạo ra với Number riêng độc lập có thể thêm xóa sửa các thiết bị đã tạo (Devices) để nhằm quản lý.

Lưu ý :

  1. không giới hạn số lượng phân vùng quản lý.
  2. một thiết bị có thể thuộc nhiều phân vùng.
  3. Một phân vùng có thể có nhiều thiết bị.

Setting Zone :

Sip trunk : Kết nối PA System Lite với PA system Pro như 1 Extensions.

RTP Muticass : Tương tự với Audio Manager Để phát nhạc trong cùng 1 dải IP chung cho các loa

Schedule : Tương tự giúp cài đặt lịch để phát nhạc , phát thông báo .. từ PA tới phân vùng loa đó với giờ giấc và thời gian và số lần hay khoảng thời gian nhất định cụ thể được thiết lập cho phân vùng ( không giới hạn số lần lên lịch )

Audio Source :
Ở chế độ Sound Device : Chọn Microphone hay Extenal Microphone để phát thông báo trực tiếp từ máy tính hay các thiết bị mic mở rộng

Chọn Speaker/Headphone để phát nhạc online từ các ứng dụng Spotify trên PC, youtube , Mp3…

Live Radio : để phát các link URL radio online

Medium : phát các file nhạc có sẵn trên thiết bị ( tùy chỉnh số lần phát , lặp lại hay khoảng thời gian phát… )

Qua đây là các hướng dẫn cơ bản cài đặt độc lập từng LOA IP hay hướng dẫn cấu hình cơ bản cho PA System Lite.