Switch quang (tên tiếng Anh là Fiber Switch) là thiết bị chuyển mạch Ethernet LAN-QUANG, có một hoặc nhiều giao diện khe cắm quang SFP hoặc được tích hợp sẵn bộ thu phát quang SC/ST/FC. Switch quang cung cấp cho người dùng giải pháp kết nối, mở rộng mạng LAN, mạng viễn thông FTTx cho các tuyến truyền dẫn xa mà không bị suy giảm tín hiệu như cáp đồng CAT5/CAT6. Hơn nữa, các thiết bị IoT được dùng ngày càng phổ biến, bộ chuyển mạch quang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối, truyền tải dữ liệu về trung tâm ở xa, mang lại lợi ích tiết kiệm chi phí thuê đường truyền hoặc kết nối qua mạng VPN rất phức tạp.
Dựa trên công nghệ chuyển mạch gói IP, Fiber Switch thực hiện truyền tải các dữ liệu internet, video, voice theo các gói tin IP bằng tín hiệu ánh sáng trên cáp sợi quang từ khoảng cách xa từ vài trăm mét tới vài chục km, cho phép các máy tính PC, điện thoại thông minh smartphone, các thiết bị viễn thông có thể trao đổi dữ liệu, chia sẻ tài nguyên với nhau. Với các ưu thế vượt trội về khả năng truyền tải băng thông lớn và dễ sử dụng, switch quang đang được dùng phổ biến trong các hệ thống mạng doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình, cũng như trong các hệ thống Camera IP giám sát, VoIP, mạng không dây Wifi cho trải nghiệm xem video, chia sẻ tệp file, hội nghị truyền hình mượt mà, không còn độ trễ.
Switch quang bao gồm Switch thường dùng trong nhà (indoor) và Switch quang công nghiệp (outdoor) dùng trong các môi trường khắc nghiệt về nhiệt độ, bụi, độ ẩm, hỗ trợ tốc độ từ 10/100Mbps, Gigabit tới 10Gbps. Trong các hệ thống mạng đơn giản SOHO và các doanh nghiệp nhỏ, Unmanaged Fiber Switch thường được lựa chọn sử dụng do có độ tin cậy cao, giá thành đầu tư thấp, dễ sử dụng và lắp đặt. Với nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp lớn, cần triển khai ở nhiều địa điểm có địa lý khác nhau, như giữa các tầng của tòa nhà, hoặc các chi nhánh văn phòng xa nhau, Switch quang quản lý (Managed Fiber Switch) thường được lựa chọn do có thể cấu hình, chẩn đoán, xử lý lỗi từ xa, giảm các chi phí phải đi lại đến từng vị trí đặt thiết bị mạng.
Lưu ý khi lựa chọn Switch quang
Trên thị trường có nhiều Fiber Switch với số cổng quang và cổng điện RJ45 khác nhau, bao gồm Switch PoE và Non-PoE, người dùng cần lưu ý chọn Switch để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Số cổng quang: Switch quang 4 cổng (port), 5 cổng (port), 6 cổng (port), 8 cổng (port), 10 cổng (port), 12 cổng (port), 16 cổng (port), 24 cổng (port), giao diện quang LC, FC, SC, ST, UPC hoặc khe cắm SFP.
- Số cổng điện RJ45: Switch 4 cổng (port), 5 cổng (port), 6 cổng (port), 8 cổng (port), 10 cổng (port), 12 cổng (port), 16 cổng (port), 24 cổng (port).
- Switch PoE: là thiết bị switch có khả năng cung cấp nguồn điện PoE cho các thiết bị khác, song song với việc truyền tải dữ liệu trên cùng dây mạng RJ45. Switch PoE 4 cổng (port), 5 cổng (port), 6 cổng (port), 8 cổng (port), 10 cổng (port), 12 cổng (port), 16 cổng (port), 24 cổng (port). Switch PoE là giải pháp lí tưởng cho việc giải phóng các ổ cắm nguồn, dây điện trong một hệ thống mạng.
- Khoảng cách kết nối, truyền dẫn.
- Tốc độ truyền dẫn Fast Ethernet hay Gigabit Ethernet, cụ thể là 10Mbps, 100Mbps, 1 Gigabit, 10 Gigabit, 100 Gigabit
- Số lượng cổng Uplink/downlink
- Dùng switch quang tích hợp sẵn bộ thu phát, hay dùng khe cắm module quang SFP, SFP+, CFP
- Bước sóng khi sử dụng: switch quang 2 sợi MM 850nm, 1300nm, SM 1310nm, 1550nm, hay Switch quang 1 sợi, công nghệ ghép bước sóng WDM 1310/nm/1550nm.