Bộ chuyển đổi quang điện là gì? Lưu ý khi chọn Converter quang lan

Media Converter chuyển đổi quang điện tốt nhất

Truyền thông cáp quang Ethernet cung cấp nhiều lợi thế hơn truyền thông Ethernet dựa trên cáp đồng. Các thiết bị mạng cáp quang như Media Converter quang điện, Switch quang đều có khả năng miễn nhiễm với nhiễu điện từ, bảo mật hơn và khả năng truyền tín hiệu với khoảng cách xa hơn.

Hệ thống mạng LAN có các điểm giao tiếp cáp quang có thể sử dụng các thiết bị chuyển mạch Ethernet Switch có chứa các cổng SFP cáp quang được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, nếu Switch mạng của bạn không có cổng cáp quang tích hợp hoặc không có đủ cổng cáp quang, thì cần phải có Converter quang điện (hay còn gọi là bộ chuyển đổi quang điện) để chuyển đổi từ giao điện cáp đồng RJ45 sang giao diện cáp quang, có thể là SC hoặc SFP.

Contents

Bộ chuyển đổi quang điện là gì?

Bộ chuyển đổi quang điện là thiết bị linh hoạt và hiệu quả về chi phí để thực hiện và tối ưu hóa các liên kết cáp quang trong tất cả các loại mạng nội bộ LAN hoặc mạng viễn thông FTTx. Converter quang-lan cho phép bạn kết nối các loại giao diện khác nhau, chẳng hạn như cáp xoắn đôi UTP, cáp đồng trục và cáp sợi quang. Chuyển đổi quang điện được sử dụng rộng rãi nhất có lẽ là bộ chuyển đổi quang-lan được sử dụng để chuyển đổi cổng Ethernet UTP sang giao diện cáp quang. Điều này cho phép bạn có khả năng mở rộng mạng Ethernet của mình vượt ra ngoài giới hạn 100 mét của cáp đồng.

Media Converter quang điện chất lượng cao thường dùng

  • Media Converter 1 sợi quang Gigabit (A-B) HRUI HR100W-GE-25-TR: bước sóng Single Mode 1310nm/1550nm với tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 1000Mbps cho khoảng cách 25km. HRUI HR100W-GE-25-TR cung cấp giao diện kết nối Ethernet RJ45 10/100/1000Mbps và giao diện sợi quang SC Gigabit.
  • Media Converter 1 sợi quang Fast Ethernet 10/100Mbps (A-B) HRUI HR100W-FE-25-TR: bước sóng Single Mode 1310nm/1550nm với tốc độ truyền dữ liệu tối đa là 100Mbps cho khoảng cách 25km. HRUI HR100W-FE-25-TR cung cấp giao diện kết nối Ethernet RJ45 10/100Mbps và giao diện sợi quang SC Gigabit.
  • Media Converter khe cắm SFP Gigabit: có tùy chọn SFP theo thông số khoảng cách, bước sóng, đơn mốt hoặc đa mốt, cho phép linh hoạt hơn với các ứng dụng mở rộng mạng.
  • Khung nguồn tập trung HRUI HR900-214-AC: cung cấp khả năng quản lý tới 14 bộ chuyển đổi quang điện, giúp tiết kiệm không gian và dễ dàng quản lý.

Kết nối cáp quang là giải pháp lý tưởng khi khoảng cách giữa hai thiết bị mạng vượt quá khoảng cách truyền của cáp đồng 100m. Chuyển đổi cáp đồng UTP sang cáp sợi quang bằng cách sử dụng bộ chuyển đổi điện quang cho phép hai thiết bị mạng có cổng đồng được kết nối trong khoảng cách mở rộng thông qua hệ thống cáp quang từ vài trăm mét tới vài chục km.

Converter quang có sẵn dưới dạng thiết bị chuyển mạch vật lý lớp 2, và một số loại có thể cung cấp chuyển đổi tốc độ và các tính năng chuyển đổi nâng cao khác như gắn thẻ VLAN. Media Converter thường hỗ trợ giao thức cụ thể và có sẵn để hỗ trợ nhiều loại mạng và tốc độ dữ liệu. Converter quang 2 sợi hỗ trợ các bước sóng Single-Mode và Multimode, trong khi đó Converter quang 1 sợi sử dụng công nghệ ghép kênh phân chia theo bước sóng (WDM), nên có thể thu/phát đồng thời 2 bước sóng 1310nm/1550nm trên cùng 1 sợi cáp quang.

Lợi ích của bộ chuyển đổi quang điện

Media Converter chuyển đổi quang điện tốt nhất
Media Converter chuyển đổi quang điện tốt nhất thường dùng của hãng HRUI

Sự phức tạp của mạng, các ứng dụng khắt khe và số lượng thiết bị ngày càng tăng trên mạng đang khiến tốc độ mạng và yêu cầu băng thông cao hơn, đồng thời buộc các yêu cầu về khoảng cách xa hơn. Thực tế hiện nay cáp đồng đang được sử dụng nhiều trong môi trường thông tin liên lạc. Tuy nhiên, tốc độ xử lý của cáp đồng còn chậm, khoảng cách truyền dẫn bị hạn chế do mất tín hiệu, …

Vì vậy, nếu bạn muốn truyền dữ liệu với tốc độ cao và thông suốt thì bộ chuyển đổi Media Converter là thiết bị không thể thiếu khi triển khai hệ thống truyền dữ liệu trên cáp quang. Về bản chất, Media Converter có tác dụng chuyển từ tín hiệu quang sang tín hiệu điện và từ tín hiệu điện sang tín hiệu quang nên có một số lợi ích như sau:

  • Kết nối mạng cáp đồng và mạng cáp quang với nhau một cách thuận tiện.
  • Kết nối 2 mạng nội bộ (mạng Lan) cách nhau khoảng cách vài trăm mét đến hàng chục km
  • Truyền tín hiệu video/audio từ các Camera IP qua cáp sợi quang ở khoảng cách xa.
  • Lắp đặt các điểm truy cập Internet Wifi AP ở các khoảng cách xa.
  • Nâng cấp tín hiệu chạy trên mạng cáp đồng lên cáp quang mà không cần phải thay toàn bộ mạng, giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí, nhân lực và thời gian.
  • Cung cấp đường truyền Internet cáp quang từ nhà mạng ISP tới các thuê bao.

Media Converter được triển khai trong các mạng Doanh nghiệp, Chính phủ, Trung tâm Dữ liệu và Viễn thông FTTx cho phép kết nối và mở rộng khoảng cách cáp quang.

Các lưu ý khi lựa chọn Converter quang điện

Bộ chuyển đổi quang điện HRUI - Rackmount
Bộ chuyển đổi quang điện HRUI – Rackmount

Bộ chuyển đổi quang điện giúp người dùng tiết kiệm chi phí đầu tư bằng cách cho phép kết nối giữa các thiết bị chuyển mạch, máy chủ, bộ định tuyến và trung tâm hiện có. Trên thị trường hiện có nhiều loại Media Converter được thiết kế cho các mục đích sử dụng khác nhau, việc chọn đúng thiết bị MC mà bạn cần không những giúp tối ưu hóa chi phí mua Converter quang, mà còn giúp giảm chi phí vận hành mạng và tiết kiệm thời gian lắp đặt.

Tốc độ của giao diện cáp đồng RJ45 và cáp sợi quang

Fiber Optic Media Converter có thể hỗ trợ công nghệ chuyển mạch tích hợp và cung cấp khả năng thực hiện chuyển mạch tốc độ giao diện cáp đồng UTP Fast Ethernet 10/100Mbps và Gigabit Ethernet 10/100/1000Mbps. Với giao diện quang, Converter quang có thể tích hợp bộ thu phát quang trong thiết bị và cung cấp các giao diện SC/ST/FC hoặc khe cắm SFP quang.

  • Converter quang 1 sợi Single-mode: hay còn gọi là Converter quang AB do có quy ước Converter quang A và Converter quang B và truyền tín hiệu theo 2 hướng. Chuyển đổi quang điện A phát ở bước sóng Tx 1310nm và nhận Rx 1550nm và ngược lại chuyển đổi quang B phát Tx 1550nm và nhận Rx 1310nm. Media Converter WDM có sự suy giảm tín hiệu thấp nên có khoảng cách kết nối tốt nhất và chỉ dùng 1 sợi quang, thông thường từ 10km tới 120km.
  • Converter quang 2 sợi Single-mode: truyền tín hiệu theo một hướng duy nhất có thể là bước sóng 1310nm hoặc 1550nm. Media Converter SM có sự suy giảm tín hiệu thấp nên có khoảng cách kết nối tốt nhất, thông thường từ 10km tới 120km.
  • Converter quang 2 sợi Multi-mode: truyền tín hiệu theo có thể truyền dữ liệu theo hai hướng hoặc nhiều hướng, bước sóng 850nm hoặc 1310nm. Media Converter MM có độ phân tán và sự suy giảm tín hiệu cao nên có khoảng cách kết nối ngắn, thông thường từ 550m và 2000 mét (2km).
  • Converter quang có khe cắm SFP: là bộ chuyển đổi quang điện có khe cắm SFP quang, cho phép người dùng tùy chọn các thông số về khoảng cách, tốc độ, bước sóng,… theo nhu cầu sử dụng nên rất linh hoạt.

Bộ chuyển đổi quang điện cấp nguồn PoE

Khi bạn cần triển khai các thiết bị nhận nguồn qua cáp Ethernet như Camera IP, Wifi AP, thì chắc chắn Converter quang PoE là sự lựa chọn tuyệt vời, giúp đơn giản hóa việc lắp đặt triển khai, và tiết kiệm chi phí vật tư, thi công. Bộ chuyển đổi quang điện PoE Media Converter phổ thông tuân thủ các chuẩn IEEE 802.3af/at (30W) và loại công suất PoE lớn IEEE 802.3af/at/bt (60W/90W) để đáp ứng nguồn điện cho nhiều loại thiết bị khác nhau.

Lắp đặt bộ chuyển đổi quang điện độc lập hoặc với khung nguồn tập trung

Converter quang được thiết kế để làm việc độc lập với bộ cấp nguồn AC hoặc DC, được triển khai để chuyển đổi một kết nối đồng sang cáp quang trong việc triển khai điểm-điểm. Khi bạn chỉ có 1 thiết bị ở đầu xa như Camera IP, Wifi AP hoặc giữa 2 mạng LAN cần kết nối và truyền dữ liệu, phương án sử dụng Media Converter độc lập là giải pháp phù hợp, nhỏ gọn và dễ lắp đặt.

Bộ chuyển đổi quang điện cũng có thể được lắp đặt vào khung nguồn tập trung, có thiết kế trượt để gắn các như dạng module plug-in và được tích hợp nguồn AC hoặc DC, hoặc cả 2 theo kiểu dự phòng để cấp nguồn cho tất cả các Media Converter được gắn vào. Một khung giá rack như vậy có thể có các thiết kế 7 khe cắm, hoặc 14 khe cắm, hoặc 16 khe cắm cho các Media Converter. Điều này cung cấp giá đỡ mật độ cao, cho phép chạy nhiều sợi quang trong cấu trúc liên kết nhiều thiết bị MC có nhiều cổng cáp đồng/cáp quang để triển khai mạng linh hoạt và có thể mở rộng.

Media Converter có tính năng quản lý và không quản lý

Bộ chuyển đổi quang điện không có tính năng quản lý hỗ trợ Plug and Play, rất dễ sử dụng và cài đặt. Đối với hầu hết các Unmanaged Media Converter, yêu cầu cấu hình tối thiểu mặc định cơ bản là các chế độ song công, tự động thương lượng, tự động giao tiếp và một số có thể được định cấu hình nâng cao bằng các công tắc DIP cho tính năng đơn giản như chỉ báo lỗi từ xa, truyền lỗi, chế độ lặp lại, cách ly VLAN,…. Converter quang không có tính năng quản lý phù hợp với các ứng dụng kết nối mạng đơn giản, không cần chuyên gia thực hiện các công việc vận hành, bảo trì.

Với các hệ thống mạng lớn cần có các chức năng giám sát QoS, phát hiện lỗi và cấu hình tại chỗ/từ xa, bộ chuyển đổi quang điện có tính năng quản lý tương đương. Converter quang điện được quản lý thường tốn kém hơn do chúng cần các kỹ thuật viên chuyên nghiệp cài đặt và vận hành, tuy nhiên chúng cung cấp chức năng giám sát mạng, phát hiện lỗi và cấu hình từ xa khả dụng mang lại những lợi ích hữu hình giúp giảm chi phí vận hành và cải thiện độ tin cậy của mạng.